Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016

Muốn nhập xe ôtô, doanh nghiệp phải có thêm giấy chứng nhận về môi trường

Ngày 5/9, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải góp ý về dự thảo Thông tư quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu.

Ngoài yêu cầu bản chính Giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất hoặc Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng, Bộ Công Thương muốn bổ sung thêm quy định về bảo vệ môi trường với ôtô nhập khẩu



Nhất trí về Thông tư mà Bộ Giao thông vận tải đang soạn thảo, Bộ Công Thương nhấn mạnh, việc ban hành Thông tư trên là cần thiết, phù hợp với quy định của Luật bảo vệ môi trường 2014.
Điểm đáng lưu ý được Bộ Công Thương nêu trong văn bản góp ý, là đề nghị bổ sung thành phần hồ sơ đối với doanh nghiệp nhập khẩu ôtô. Theo đó, cơ quan này muốn bổ sung thêm Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật về bảo vệ môi trường hoặc giấy tờ tương đương đối với ôtô nhập khẩu.
muon-nhap-oto-doanh-nghiep-phai-co-them-giay-chung-nhan-ve-moi-truong
Điều kiện để doanh nghiệp nhỏ muốn nhập khẩu ôtô ngày càng khắt khe
Lập luận được Bộ này đưa ra, rằng nếu các xe nhập khẩu không có giấy chứng nhận trên thì thủ tục để chứng nhận cho xe nhập khẩu hoàn toàn giống như xe sản xuất, lắp ráp trong nước.
"Việc này dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước do các doanh nghiệp trong nước cần đầu tư nhà xưởng, thiết bị kiểm tra xe xuất xưởng và đường thử xe theo quy định; trong khi các nhà nhập khẩu không phải đầu tư các hạng mục này", văn bản của Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Với đề nghị này, đồng nghĩa ngoài yêu cầu phải có bản chính Giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất hoặc Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng được quy định tại dự thảo Thông tư, doanh nghiệp muốn nhập khẩu ôtô sẽ phải có thêm Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật về bảo vệ môi trường hoặc các loại giấy tờ có giá trị tương đương.
Song song đó, cơ quan "sở hữu" Thông tư 20 về điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp nhập khẩu ôtô gây tranh cãi cũng đề nghị bổ sung cụ thể số lượng bản sao các thành phần hồ sơ phải đăng ký kiểm tra nhằm tạo thuận lợi cho đơn vị nhập khẩu hoàn thiện hồ sơ.
Trong một văn bản góp ý của Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây, cơ quan này đề nghị Bộ Giao thông vận tải bỏ quy định doanh nghiệp nhập khẩu ôtô phải có Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất hoặc Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng.
So sánh với quy định phải có Giấy ủy quyền chính hãng của nhà sản xuất tại Thông tư 20 của Bộ Công Thương, VCCI đánh giá, quy định tại dự thảo của Bộ Giao thông vận tải “sẽ có tác động không khác gì”. Bởi lẽ, thay vì Giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho từng doanh nghiệp nhập khẩu xe, nay giấy tờ mới này cũng sẽ do nhà sản xuất cấp cho từng chiếc xe.
“Quy định này cũng sẽ chỉ cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu xe trực tiếp từ nhà sản xuất mà loại bỏ các doanh nghiệp nhập khẩu xe thông qua nhà phân phối. Đồng thời, các chi phí phát sinh cuối cùng sẽ được chuyển vào giá bán phương tiện đến tay người tiêu dùng”, VCCI nhận xét.

Người giàu ở Sài Gòn săn nhà mặt phố làm kênh trú ẩn an toàn

Căn nhà phố này có diện tích đất 90m2, quy mô một trệt, 3 lầu giá cho thuê gần 3.000 USD mỗi tháng. Theo tính toán của anh Phúc, tiền gửi tiết kiệm hàng năm anh thu được từ dòng vốn này đạt gần một tỷ đồng, cao hơn tiền cho thuê căn nhà mặt phố (chỉ thu khoảng 700 triệu đồng một năm).

Anh Phúc (39 tuổi) là giám đốc công ty thực phẩm, vừa rút tiền tiết kiệm ở ngân hàng nhiều năm mua căn nhà phố mặt tiền 18 tỷ đồng ở đường Trần Quang Khải, quận 1, TP HCM, bất chấp giá thuê khiêm tốn so với lãi suất dài hạn.

Thế nhưng anh vẫn chọn đổ tiền vào bất động sản này vì mục tiêu tìm kênh trú ẩn an toàn.

Vị giám đốc phân tích, giá trị căn nhà mặt tiền chắc chắn bền vững và còn hứa hẹn tăng lên theo thời gian sẽ bù đắp cho khoản tiền bị hụt so với gửi nhà băng. Ngoài ra, giá thuê cũng sẽ được điều chỉnh định kỳ theo cam kết trong hợp đồng nên cũng có thêm một khoản kha khá.
"Gửi ngân hàng vợ chồng tôi chấp nhận mất giá đồng tiền nhưng từ khi các sự cố ngân hàng xảy ra, gia đình quyết dịch chuyển toàn bộ dòng tiền nhàn rỗi này vào nhà phố mặt tiền vì mục tiêu ăn chắc mặc bền", anh Phúc nói.
Tương tự, chị Hòa là giám đốc tài chính công ty hàng gia dụng nước ngoài tại TP HCM cũng chọn nhà phố mặt tiền làm kênh trú ẩn an toàn cho dòng vốn lớn. Đầu quý III/2016, gia đình chị đã gom toàn bộ dòng tiền nhàn rỗi tại nhà băng, bán một căn nhà phố hẻm xe hơi và 2 căn hộ cao cấp tại quận 7 để dồn tiền mua căn nhà phố mặt tiền đường Lê Quang Định, quận Bình Thạnh trị giá 15 tỷ đồng. 
nguoi-giau-sai-gon-san-nha-mat-pho-lam-kenh-tru-n-an-toan
Những người có trong tay dòng vốn chục tỷ trở lên đang mạnh tay đầu tư nhà phố mặt tiền vì cho rằng đây là kênh trú ẩn an toàn. Ảnh: Vũ Lê
Căn nhà phố này tọa lạc trên khu đất rộng 75 m2, quy mô một trệt 2 lầu và một sân thượng, giá thuê vừa chốt được đầu tháng 9/2016 là 35 triệu đồng một tháng, được điều chỉnh tăng giá 2 năm một lần. Chị Hòa tiết lộ: "Chúng tôi không quá quan tâm đến dòng tiền thu về hàng tháng mà chủ yếu chọn kênh đầu tư ổn định, giữ được giá trị tài sản, nếu tăng giá theo thời gian thì càng tốt".
Hành nghề môi giới nhà phố lẻ tại TP HCM gần 5 năm, anh Nguyên tiết lộ, nửa đầu năm 2016 nhu cầu săn tìm nhà phố mặt tiền của nhóm khách hàng có trong tay chục tỷ trở lên khá rầm rộ. Có những giao dịch thành công giá trị vọt lên hàng chục tỷ đồng và đa số khách hàng mua để cho thuê chứ không dùng để ở. "Đây là sản phẩm giá trị cao, kén khách, người mua đã có nhiều nhà, nhiều đất và mục tiêu chính là tìm kênh trú ẩn an toàn", anh Nguyên cho hay.
Theo báo cáo của Data First (một đơn vị tiên phong sử dụng robot thông minh để rà soát tổng thể dữ liệu thị trường bất động sản TP HCM), 8 tháng qua, Sài Gòn ghi nhận 46.000 tin rao mua bán nhà phố mặt tiền trên hệ thống internet. Con số này đã tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, tức 8 tháng đầu năm 2015, chỉ có 32.000 tin rao mua bán nhà phố mặt tiền. 
Data First cho biết thêm, 8 tháng qua, loại nhà phố mặt tiền xuất hiện tin rao mua bán nhiều nhất tại TP HCM có diện tích đất 70-100m2 (12.000 tin). Khu vực được rao bán nhiều nhất là quận Tân Phú (11.000 tin), theo sau là quận Tân Bình. Trong khi giá trị nhà phố mặt tiền được rao nhiều nhất rơi vào nhóm bất động sản có mức giá 4-10 tỷ đồng (21.000 tin rao).
Trao đổi với VnExpress, CEO Công ty Propzy Việt Nam, John Le cho biết: "Khác biệt lớn nhất so với bất động sản nhiều nước phát triển là tại thị trường Việt Nam tồn tại văn hóa nhà mặt tiền và giá trị tài sản này ngày càng lớn, bền vững theo thời gian".
Tại Việt nam, hầu hết các nhà mặt tiền đều có giá rất cao nên chỉ có nhóm nhà đầu tư thuộc tầng lớp người giàu mới đủ khả năng tài chính sở hữu. Theo chuyên gia này, kịch bản của nhà phố mặt tiền đầy lạc quan trong thời gian tới. Đây là nhà loại hình bất động sản tận dụng, khai thác tối đa cho việc kinh doanh, từ mua bán lẻ các mặt hàng nhu yếu phẩm, dịch vụ ăn uống, đến văn phòng công ty, trường học… Điều này đã tạo thành nếp sống “văn hóa nhà mặt tiền”.
Thực tế tồn tại là trụ sở các cơ quan từ trung ương đến địa phương cũng bố trí ở mặt tiền các tuyến đường trong thành phố. Các phương tiện giao thông công cộng không đáp ứng được yêu cầu đi lại hàng ngày. Chưa kể các trường học từ tiểu học, phổ thông đến cao đẳng, đại học cũng chiếm mặt tiền.
"Làn sóng săn tìm nhà mặt phố để 'chọn mặt gửi vàng' có thể sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn trong thời gian tới vì tầng lớp trung lưu mới nổi tại các đô thị lớn của Việt Nam đang phát triển nhanh và người giàu mới theo đó cũng tăng lên", ông John Le dự báo.

Khách báo mất hơn 22 triệu đồng ở trong tài khoản ngân hàng

Chị Hạnh ở TP HCM cho biết, chị đang dùng thẻ ghi nợ quốc tế Visa debit của Ngân hàng Ngoại thương - Vietcombank khoảng hơn một năm nay. Thẻ được liên kết với tài khoản ATM có số dư hơn 240 triệu đồng. Trước giờ chị chủ yếu sử dụng để thanh toán cước phí xe hoặc mua vé máy bay...

Khẳng định thẻ ghi nợ Visa và ATM vẫn đang ở bên cạnh, đồng thời chưa cho ai mượn hay tiết lộ mật mã cá nhân hoặc truy cập vào trang web giả, nhưng tài khoản của chị Hạnh vẫn bị mất hơn 22 triệu đồng ngay trong đêm.

Vào khoảng 20h30 ngày 1/9, chị phát hiện trong điện thoại đang có tin nhắn đến liên tục, báo đã chuyển thành công tổng số tiền hơn 22 triệu đồng đến một tài khoản khác. Cứ một giao dịch chuyển thành công là trừ 5,3-6 triệu đồng và được thông báo bởi bốn tin nhắn: trừ tiền từ tài khoản thẻ ATM, trừ tiền từ tài khoản thẻ ghi nợ quốc tế Visa...
"Với 4 giao dịch chuyển tiền thành công, tôi nhận được khoảng mười mấy tin nhắn dồn dập gửi đến điện thoại. Tá hoả, kiểm tra lại thì tôi vẫn thấy thẻ còn trong ví và trước giờ chưa bao giờ tiết lộ mật mã cá nhân cho ai", chị nói.
khach-lai-bao-mat-hon-22-trieu-dong-trong-tai-khoan-ngan-hang
Tin nhắn báo giao dịch thành công và trừ tiền trong tài khoản của chị Hạnh. 
Chị cho biết ngay lập tức gọi điện lên tổng đài thẻ nhờ khoá tài khoản nhưng đường dây bận. Chị nhờ bạn gọi vào đường dây nóng của Vietcombank dành cho khách nước ngoài thì có người nhận máy nên yêu cầu khoá thẻ. "Sau đó, do chưa yên tâm, tôi gọi tiếp vào đường dây nóng trong nước và lần này thì cũng gặp được nhân viên trực và tiếp tục yêu cầu khoá thẻ lại ngay", chị Hạnh cho biết.
Sáng 5/9, chị lên Vietcombank - Bình Thạnh để làm việc về số tiền bị mất thì nhân viên tiếp nhận hẹn 60 ngày sau ngân hàng mới làm tra soát xong. Bởi theo quy định của các tổ chức thẻ quốc tế, thời gian trả lời các tra soát là trong vòng 45 ngày. Trường hợp bên đối tác không trả lời, ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp khác nên thông thường để hoàn tất việc tra soát cho khách là khoảng 60 ngày.
Tuy nhiên, trao đổi với VnExpressđại diện Vietcombank cho biết đã có buổi làm việc với khách hàng vào chiều 6/9 để xử lý vụ việc. Ngân hàng này đã đồng ý ứng trước khoản tiền cho chị Hạnh bị mất trong tài khoản thẻ, trước khi có kết quả tra soát.
Chị Hạnh cũng đã xác nhận thông tin trên và cho biết phía Vietcombank cho hay, sau khi có kết quả tra soát, nếu chị thật sự không sử dụng số tiền bị mất thì không phải hoàn lại cho ngân hàng. 
Một lãnh đạo Vietcombank chia sẻ thêm, trước đây đã có một số ít trường hợp tương tự xảy ra. Kết quả điều tra của cơ quan công an cho thấy nguyên nhân bị mất tiền thường do chủ thẻ đã bị lộ thông tin thẻ khi cho người nhà hoặc người khác sử dụng…
Đại diện ngân hàng khuyến cáo, để hạn chế rủi ro khi sử dụng thẻ, khách hàng cần giữ gìn thẻ, bí mật số Pin, không cho người khác mượn, sử dụng thẻ, cũng như kịp thời liên hệ ngay với Trung tâm chăm sóc khách hàng để được hỗ trợ kịp thời.
Nhìn nhận về việc thời gian gần đây một số khách hàng liên tiếp bị mất tiền trong tài khoản thẻ do bị tội phạm mạng tấn công, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng đó là sự cố rất bình thường, có thể xảy ra trong bất kỳ nền tài chính nào trên thế giới. Sự việc khách hàng bị mất tiền gần đây cũng là các trường hợp xảy ra đơn lẻ, tội phạm đánh cắp hoặc lừa đảo khách hàng, lấy được thông tin đăng nhập vào dịch vụ ngân hàng điện tử hoặc số thẻ thanh toán thông qua các bên nằm ngoài hệ thống ngân hàng...
Mặt khác, theo ông Hiếu, khi các ngân hàng Việt Nam phát triển lớn mạnh, số lượng khách hàng ngày một nhiều thì sẽ đi cùng với việc bảo mật ngày một phức tạp và áp lực hơn. Nhất là khi tội phạm mạng luôn chạy trước, đón đầu về công nghệ thông tin.

Khách online dành cả tháng để tìm thông tin để mua món hàng

Nghiên cứu được thực hiện bởi các giáo sư Bart Bronnenberg (Đại học Tilburg, Hà Lan), Jun Kim (Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, Trung Quốc), Carl Mela (Đại học Duke, Mỹ).

Đa phần khách hàng xác định trước thứ mình muốn mua, nhưng dành tháng trời chỉ để tìm kiếm các thông tin xung quanh trước khi quyết định đặt hàng.

Từ lịch sử duyệt web và mua sắm của hơn 2 triệu người thu thập trong vòng 3 tháng, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy nhiều điểm chung trong hành vi mua sắm của người dùng.

khach-online-danh-ca-thang-tim-thong-tin-de-mua-mon-hang
Người mua hàng trực tuyến lựa chọn khá kỹ trước khi mua sản phẩm mình muốn.
"Người dùng có nhiều hành vi tìm kiếm sản phẩm khác nhau. Một số đã chuẩn bị sẵn, số khác lại tìm kiếm lan man, nhưng thường kéo dài cả tháng trời và xem qua rất nhiều sản phẩm", giáo sư Carl Mela cho hay. Nghiên cứu có sự tham gia của ông cho thấy khoảng 25% khách hàng tìm kiếm và mua sản phẩm chỉ trong một phiên online. Thời gian mua trung bình nói chung sẽ lâu hơn, khoảng 15 ngày và trải qua tầm 6 phiên online. 
Tuy nhiên, đa số người dùng mất cả tháng trời để tìm kiếm món hàng rồi mới quyết định mua. Có khoảng 40% khách hàng chỉ tìm kiếm một thương hiệu và 20% tìm một mẫu hàng nhưng nhìn chung người mua sẽ tìm kiếm thông tin của khoảng 3 thương hiệu và 6 mẫu hàng khác nhau.
Với các nhà làm marketing, chu trình tìm kiếm online kéo dài sẽ là cơ hội lớn cho họ nhằm kích thích khách hàng tìm kiếm, khám phá ra các sản phẩm mới trong quá trình mua hàng. Tuy nhiên giáo sư Bronnenberg cho hay điều khiến ông và các đồng sự ngạc nhiên là khách hàng không "khám phá" hàng loạt sản phẩm được cung cấp theo gợi ý. "Thứ họ quyết định mua khả năng cao sẽ là sản phẩm họ tìm được trong ngày đầu tiên của quá trình tìm kiếm", Bronnenberg nói.
Điều này cho thấy khách hàng đã hình thành suy nghĩ về chất lượng, tính năng của sản phẩm mà họ muốn trong đầu ngay khi bắt đầu tìm kiếm. Việc đi tham khảo thông tin chỉ nhằm định hình lại những gì họ biết về sản phẩm trong ngày đầu tìm thông tin.
Phát hiện này có thể khiến một số người nghĩ rằng các nhà bán lẻ và quảng cáo khó tác động đến quyết định mua hàng cuối cùng. Tuy nhiên, theo giáo sư Jun Kim, suy nghĩ trên có thể là sai lầm. "Thực tế, mẫu chính xác mà người dùng muốn mua vẫn có thể bị ảnh hưởng và kết quả chỉ có thể xác định khi họ bấm nút mua", ông cho hay. 

Bộ Công Thương thu về gần 140 tỷ đồng từ đấu giá hạn ngạch nhập đường

Tại phiên đấu giá quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 85.000 tấn đường năm 2016 lần đầu tiên được Bộ Công Thương tổ chức ngày 7/9, có 25 hồ sơ của doanh nghiệp tham gia, trong đó có 22 hồ sơ hợp lệ.

Trong số các đơn vị tham gia, có 3 "đại gia" trong ngành đồ uống trúng đấu giá hạn ngạch nhập khẩu đường tinh luyện năm 2016 là Coca Cola, Nestle và Vinamilk.

 Lần đấu giá thí điểm này được phân thành hai nhóm, khi những thương nhân sản xuất đường chỉ được đăng ký đấu giá quyền sử dụng chủng loại đường thô với tổng khối lượng 40.000 tấn.

Các thương nhân sử dụng đường như các công ty sản xuất bánh kẹo, nước giải khát… sẽ tham gia đấu giá quyền sử dụng chủng loại đường tinh luyện. Số lượng đấu giá là 45.000 tấn.
Theo kết quả của phiên đấu giá, tổng số tiền Bộ Công Thương thu về đạt khoảng 138 tỷ đồng. Có 8 đơn vị trúng ​đấu giá mặt hàng đường tinh luyện, trong đó phải kể tới một số "đại gia" ngành đồ uống như: Công ty Nước giải khát Coca Cola Việt Nam được nhập 4.000 tấn; Công ty TNHH Nestle Việt Nam trúng 9.000 tấn, Công ty cổ phần sữa Vinamilk trúng 16.000 tấn....
lan-dau-tien-dau-gia-han-ngach-nhap-khu-duong-bo-cong-thuong-thu-ve-hon-1-7-lan-gia-khoi-diem
Số lượng đường tinh luyện được phép nhập khẩu năm 2016 là 45.000 tấn. Ảnh: M.H
Riêng mặt hàng đường thô chỉ có 3 trong số 8 đơn vị tham gia trúng đấu giá lần này là Công ty cổ phần Đường Biên Hòa, Công ty cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (mỗi doanh nghiệp được nhập 14.444 tấn) và Công ty Đường Khánh Hòa (11.110 tấn).
Thứ trưởng Công Thương - Đỗ Thắng Hải cho biết trước đây, các công ty lớn sẽ được cấp hạn ngạch nhập khẩu đường nhưng số lượng hạn chế. Nếu không đủ phục vụ nhu cầu sản xuất, doanh nghiệp sẽ phải mua thêm của các nhà máy trong nước hoặc đàm phán với các đối tác nhập khẩu khác với mức giá cao hơn. Hơn nữa, việc phân quota nhập khẩu đường cũng dễ dẫn tới tình trạng xin - cho. Vì thế cuối tháng 6/2016 Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 07 quy định về nguyên tắc đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2016.
Dự kiến sau khi công bố kết quả, trong vòng 5 ngày, đơn vị trúng thầu phải chuyển tiền đã đấu giá thành công và sau 7 ngày công ty nào không trúng sẽ được hoàn lại tiền đặt cọc tham gia đấu giá.
Đánh giá của Bộ Công Thương về giá và tiêu thụ từ đầu năm đến nay cho thấy, mặt hàng đường trong nước liên tục tăng giá, mức tăng bình quân 10-15% so với đầu vụ và tăng 20-30% so với cùng kỳ 2015. Trong khi đường có dấu hiệu sốt giá thì nguồn cung trong nước lại giảm. Tính toán sơ bộ của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSA) cho biết, sản lượng mía mùa vụ 2015-2016 giảm gần 200.000 tấn, khoảng 10% so với niên vụ trước.
Giá bán đường trong nước bị đẩy lên cao, cùng tình trạng "găm" hàng chờ giá buộc Bộ Công Thương tính tới phương án triển khai đấu giá thí điểm hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 85.000 tấn đường để bù lượng đường thiếu hụt, hạ nhiệt giá bán trong nước.

Ông Trần Bắc Hà thôi đại diện 40% vốn Nhà nước tại BIDV

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định ông Trần Bắc Hà - người vừa rời vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), thôi làm người đại diện 40% phần vốn Nhà nước tại BIDV để nghỉ hưu từ ngày 1/9.

Sau khi nghỉ hưu và rời BIDV, ông Trần Bắc Hà không còn là người đại diện phần vốn Nhà nước tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.



Với mức vốn điều lệ 34.000 tỷ đồng tại BIDV hiện nay, Ngân hàng Nhà nước nắm giữ 95,28%. Đến nay, vốn của Nhà nước tại BIDV chỉ còn do 2 thành viên đại diện là ông Phan Đức Tú (30%) - Tổng giám đốc BIDV và ông Đặng Xuân Sinh – thành viên HĐQT BIDV (30% vốn).
Cùng với việc ông Trần Bắc Hà nghỉ hưu, BIDV đã bầu ông Trần Anh Tuấn - Ủy viên Hội đồng quản trị phụ trách điều hành hoạt động của Hội đồng quản trị. Theo đó, ông Trần Anh Tuấn đã thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của một Chủ tịch Hội đồng quản trị tại BIDV cũng từ thời gian này.
Ông Trần Bắc Hà với hơn 35 năm gắn bó tại BIDV được xem là một linh hồn của ngân hàng. Ông còn là Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia (AVIC), sang Lào (AVIL) và sang Myanmar (AVIM).
Ông Trần Anh Tuấn - người được HĐQT bầu để điều hành hoạt động của ngân hàng, sinh năm 1958. Ông gắn bó với BIDV từ năm 1981, từng là tổng giám đốc BIDV từ năm 2008 đến năm 2012, trước khi là thành viên HĐQT của ngân hàng.

Cá khô châu Phi tăng giá nhờ phơi ở trong nhà kính

Thay vì phơi cá ngoài trời một cách mất vệ sinh, người dân tại miền nam Malawi (châu Phi) đã cải thiện được năng suất và giá trị cá khô nhờ vào giải pháp vô cùng đơn giản là phơi trong nhà kính bằng nhựa PE.